Với Xiêm La Ngoại giao Việt Nam thời Tây Sơn

Vua Xiêm La Rama I (1737 - 1809)

Sau khi giết hai chúa Nguyễn Phúc ThuầnNguyễn Phúc Dương vào năm 1777, thủ lĩnh phong trào Tây SơnNguyễn Nhạc xưng làm hoàng đế năm 1778, đặt hiệu là Thái Đức, chính thức thiết lập triều đình Tây Sơn. Lực lượng sót lại của chúa Nguyễn vẫn chống Tây Sơn tại Nam Bộ, lập cháu chúa NguyễnNguyễn Ánh làm chúa mới. Từ năm 1778 đến 1783, Nguyễn Ánh nhiều lần tập hợp lực lượng khôi phục nhưng bị Tây Sơn đánh bại phải bỏ chạy.

Trong hoàn cảnh đó, cả Nguyễn Ánh và Tây Sơn đều muốn tranh thủ Xiêm La đang thịnh trị và thực hiện chính sách bành trướng dưới sự trị vì của vương triều Chakri. Nguyễn Ánh muốn cầu viện Xiêm La mang quân giúp đánh Tây Sơn. Tây Sơn cũng muốn đặt quan hệ với Xiêm La để tránh một cuộc chiến với nước láng giềng. Do đó Nguyễn Nhạc đã cử sứ giả đến Bangkok gặp vua Xiêm La Rama I. Giám mục người Pháp Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) - người ủng hộ đắc lực cho Nguyễn Ánh - đã gặp vị sứ giả này vào tháng 11 năm 1783 tại kinh đô Bangkok[1].

Tài liệu phản ánh rất ít về chuyến đi sứ của phía Tây Sơn trong việc thiết lập quan hệ hữu hảo với Vương quốc Xiêm La. Kết quả sau đó cho thấy trong thời điểm phải chọn lựa giữa Tây Sơn và Nguyễn, Rama I đã chọn Nguyễn, do sự tranh chấp ảnh hưởng giữa Tây Sơn và Xiêm tại vùng đệm là nước Chân Lạp[2]. Việc thiết lập hòa bình với Xiêm La của Nguyễn Nhạc không thành công và chiến tranh sau đó bùng nổ, Xiêm La giúp đỡ Nguyễn Ánh vì muốn tranh thủ chúa Nguyễn làm con bài để mang quân sang giành lại ảnh hưởng ở Chân Lạp và đánh Nam Bộ của Đại Việt. Quốc vương Rama I đã liên minh với Nguyễn và cho cháu là Chiêu Tăng và Chiêu Sương mang quân tiến đánh Gia Định[3].

Liên quân Xiêm-Nguyễn chiếm ưu thế tại chiến trường. Nguyễn Huệ mang quân từ Quy Nhơn vào tiếp ứng cho Trương Văn Đa. Sau vài trận đánh chưa phân thắng bại, để tìm cách ly gián giữa chúa Nguyễn Ánh với quân Xiêm, Nguyễn Huệ dùng một người Chân Lạp làm sứ giả mang nhiều vàng bạc, gấm vóc đến gặp chủ tướng của quân Xiêm xin giảng hòa với điều kiện như sau:

"Tân triều (Tây Sơn) và cựu triều (Nguyễn Ánh) nước tôi tranh nhau lãnh thổ và nhân dân, không thể cùng đứng với nhau được. Nước tôi cùng nước Xiêm cách trở xa xôi, trâu và ngựa không đánh hơi nhau được, chẳng hay vương tử (chỉ Chiêu Tăng) đến chốn này làm gì. Chi bằng hai nước chúng ta hòa hiếu với nhau. Sau khi xong việc, nước tôi sẽ y lệ tiến cống. Như thế có phải là được lợi lâu dài không? Vậy việc cựu chúa (chỉ Nguyễn Ánh) nước tôi để mặc chúng tôi lo liệu, xin vương tử đừng có giúp đỡ"Chúa Nguyễn Ánh (1762 - 1820), sau là Hoàng đế Gia Long nhà Nguyễn.

Sau đó Nguyễn Huệ còn nhiều lần biếu vàng lụa cho các tướng Xiêm và sai sứ giả xin điều đình giảng hòa khiến Chiêu Tăng tin rằng Nguyễn Huệ không dám tiến công và đang chờ đợi kết quả giảng hòa, bất chấp sự hoài nghi của Nguyễn Ánh. Dù vậy, Chiêu Tăng không thực lòng hòa với Tây Sơn mà vẫn tiến quân đánh Mỹ Tho vì tin rằng việc nhận lời cho hòa với Tây Sơn sẽ làm Nguyễn Huệ mất cảnh giác. Nhưng Nguyễn Huệ đã dự liệu được ý đồ của Chiêu Tăng và phục binh tiêu diệt đại bộ phận quân Xiêm ở Rạch Gầm-Xoài Mút.

Hoạt động ngoại giao ban đầu của Nguyễn Nhạc với vua Xiêm La năm 1783 mang mục tiêu cứu vãn hòa bình; ngược lại việc Nguyễn Huệ sai sứ cầu hòa với Chiêu Tăng trước đại chiến Rạch Gầm-Xoài Mút ngoài tính chất chính trị để chia rẽ quân Xiêm và Nguyễn Ánh còn mang tính chất chiến thuật quân sự khiến quân địch coi thường lực lượng Tây Sơn.